Tầm soát ung thư là quá trình thiết yếu không chỉ giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư mà còn những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh, giúp người bệnh có cơ hội được điều trị kịp thời và hiệu quả, từ đó giảm thiểu các biến chứng và chi phí điều trị sau này. Quá trình tầm soát bao gồm các xét nghiệm chuyên sâu và kiểm tra lâm sàng, cho phép các bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn và phát hiện các vấn đề sức khỏe một cách sớm nhất. 

1. Tìm hiểu chung về lợi ích khi tầm soát ung thư

Trước khi giải đáp câu hỏi: tầm soát ung thư bao nhiêu tiền, chúng ta nên nắm được một số đặc điểm cơ bản của phương pháp tầm soát ung thư. Tầm soát ung thư là việc bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu để phát hiện các tế bào gây bệnh ung thư, thậm chí là tế bào có mầm mống gây bệnh. 

Đối với những người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, khi đi tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe hợp lý, giúp bạn hạn chế rủi ro mắc bệnh. Ngoài ra, tầm soát ung thư cũng là cách tăng cơ hội phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu (nếu có), từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp để ngăn ngừa các diễn biến xấu xảy ra. Thói quen tầm soát ung thư định kỳ không chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí điều trị.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư. Phần lớn người bệnh chỉ đi khám và phát hiện vấn đề sức khỏe khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường. Lúc này, bệnh ung thư thường phát triển tới những giai đoạn muộn, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả không cao.

2. Đối tượng nào được khuyến khích đi tầm soát ung thư?

Nếu có điều kiện, mỗi người nên sắp xếp và đi tầm soát ung thư 1 năm khoảng 1 hoặc 2 lần. Trong đó, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao được bác sĩ chỉ định đi tầm soát định kỳ. 

Đầu tiên là những người có người thân mắc bệnh ung thư. Bởi vì căn bệnh này có khả năng di truyền, nên các thành viên trong gia đình cần đi tầm soát để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên làm việc, sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại hoặc khói thuốc cần chú ý theo dõi sức khỏe, đi tầm soát ung thư định kỳ. Họ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tương đối cao. 

Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chế biến sẵn, món ăn dầu mỡ, cay nóng, thường xuyên uống rượu bia, nước ngọt cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe và đi tầm soát ung thư theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần chủ động đi tầm soát ung thư định kỳ.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần chủ động đi tầm soát ung thư định kỳ

Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt các vấn đề liên quan tới thận, dạ dày, phổi hoặc gan được khuyến khích đi tầm soát ung thư. Bởi vì bệnh lý mạn tính khá nguy hiểm, một số bệnh mạn tính có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

Ngoài các nhóm đối tượng nêu trên, bác sĩ cũng khuyến cáo người có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh đi tầm soát ung thư. Đặc biệt là những bạn hay thức đêm, thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, ít vận động,… Các bạn có thể chủ động tìm hiểu xem tầm soát ung thư bao nhiêu tiền và lựa chọn gói kiểm tra phù hợp với điều kiện tài chính.

3. Quy trình tầm soát ung thư

Thông thường, một buổi tầm soát ung thư gồm hai phần, đó là khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Ở bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ trao đổi để nắm được tình trạng sức khỏe, một số triệu chứng bất thường và tiền sử mắc bệnh của cá nhân, các thành viên trong gia đình. Sau khi kiểm tra lâm sàng, bạn sẽ được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu và chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện những bất thường (nếu có).

Cụ thể hơn, để đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu, ví dụ như: xét nghiệm nước tiểu, máu, xét nghiệm dịch, tế bào hoặc xét nghiệm phân,… Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng được sử dụng phục vụ tầm soát ung thư, đó là chụp X – quang, siêu âm, nội soi, chụp CT hoặc chụp MRI.

Nắm được quy trình tầm soát ung thư cơ bản giúp bạn chủ động hơn

Nắm được quy trình tầm soát ung thư cơ bản giúp bạn chủ động hơn

Tùy từng đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, kiểm tra phù hợp, bệnh nhân không bắt buộc phải kiểm tra tất cả các cơ quan trên cơ thể.

4. Tầm soát ung thư bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu?

Câu hỏi được quan tâm hàng đầu đó là: tầm soát ung thư bao nhiêu tiền? Thực tế, chi phí tầm soát ung thư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ thăm khám, tình trạng sức khỏe của người bệnh,…

Thứ nhất, bác sĩ phải dựa vào thể trạng của bệnh nhân để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra phù hợp. Trong trường hợp bạn phải thực hiện nhiều dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra chuyên sâu, chi phí tầm soát ung thư càng cao. 

Thứ hai, chất lượng dịch vụ thăm khám cũng ảnh hưởng tới chi phí tầm soát ung thư. Nếu được thực hiện tầm soát ở các cơ sở y tế có hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, kết quả chẩn đoán được đảm bảo về độ chính xác hơn và chi phí cũng sẽ cao hơn. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng ưu tiên lựa chọn đơn vị y tế có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, quy trình tầm soát diễn ra nhanh, không mất thời gian chờ đợi. Khi sử dụng dịch vụ tầm soát tốt, chi phí cũng sẽ nhỉnh hơn một chút.

Tầm soát ung thư không chỉ là một biện pháp y tế quan trọng mà còn là một nghĩa vụ tự giác đối với sức khỏe bản thân mỗi người. Việc hiểu rõ về lợi ích và quy trình tầm soát sẽ giúp chúng ta có những quyết định sáng suốt nhằm bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Do đó, mỗi chúng ta nên tích cực tham gia các chương trình tầm soát ung thư định kỳ để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tối đa rủi ro mắc bệnh. Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người, và việc bảo vệ sức khỏe chính là đầu tư lâu dài nhất cho cuộc sống của bạn và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *