Ung thư phổi là một trong những dạng ung thư phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Được định nghĩa là sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào ác tính bắt nguồn từ mô phổi, có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Căn bệnh này chủ yếu được phân loại thành hai hình thái chính dựa trên hình ảnh hiển vi: ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), với NSCLC chiếm khoảng 85% trường hợp.

Nguyên nhân chính của ung thư phổi được ghi nhận là tiếp xúc với khói thuốc lá, dù có một số yếu tố nguy cơ khác như tiếp xúc với amiăng, radon và ô nhiễm không khí. Bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và có thể được phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán như X-quang ngực, CT scan và sinh thiết. 

Những biện pháp chăm sóc phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi.

Các biểu hiện thường thấy của ung thư phổi bao gồm khó thở, cảm giác đau, giảm cảm giác thèm ăn cùng với sự sụt giảm cân nặng, mệt mỏi liên tục và các vấn đề về giấc ngủ. Đẻ chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất bạn nên nhận biết được các triệu chứng và chọn phương pháp chăm sóc phù hợp.

1. Bệnh nhân khó thở

Ngoài phương pháp điều trị ung thư phổi chuyên biệt như xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích và miễn dịch thì chúng ta nên xem xét để chăm sóc bệnh nhân  

  • Đối với các trường hợp tích tụ dịch màng phổi, thủ thuật chọc hút dịch màng phổi giúp giảm áp lực lên phổi, làm giảm khó thở.
  • Thực hiện bài tập thể dục phù hợp, áp dụng kỹ thuật thở đúng cách và kỹ thuật ho hiệu quả cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm khó thở theo chỉ định của bác sĩ là một phần không thể thiếu trong quản lý triệu chứng khó thở.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi hoặc nằm để giảm khó thở, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, sử dụng quạt để làm mát và thoáng khí, sử dụng gối định vị để hỗ trợ tư thế và áp dụng các phương pháp thư giãn để giảm căng thẳng và khó thở.

2. Giảm thiểu các triệu chứng đau

Khi bệnh nhân gặp những cơn đau không kiểm soát được, dưới tác dụng phụ của việc điều trị thì chúng ta sẽ có cách để người bệnh giảm thiểu tình trạng này. 

  • Giảm kích thước khối u thông qua các biện pháp như hóa trị, xạ trị, liệu pháp đích và miễn dịch.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm đau dây thần kinh, thuốc an thần và thuốc giãn cơ.
  • Xạ trị cục bộ giúp giảm đau tại các khu vực di căn.
  • Các kỹ thuật can thiệp như block thần kinh
  • Điều chỉnh tư thế, thực hành thiền định và các kỹ thuật thư giãn.

3. Dinh dưỡng đầy đủ chất

Người bệnh trong quá trình điều trị sẽ cảm thấy chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Vì vậy cung cấp dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư phổi có năng lượng khỏe mạnh dể chiến đấu giành lại sự sống.

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất: Bệnh nhân ung thư phổi cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị. Nên chú trọng các thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
  • Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, rau củ quả nấu nhừ,…
  • Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng cho cơ thể, giúp thanh lọc độc tố và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Nên khuyến khích bệnh nhân uống 2-3 lít nước mỗi ngày.

4. Tránh tình trạng mệt mỏi

Bệnh nhân ung thư thường trải qua cảm giác mệt mỏi đáng kể trong và sau quá trình điều trị, khiến họ thiếu đi sức sống để thực hiện các công việc hàng ngày.

Đôi khi, mệt mỏi có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hồng cầu, tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc dấu hiệu của trầm cảm, tất cả đều có thể được kiểm soát và điều trị.

  • Chia nhỏ mục tiêu, nghỉ ngơi trước khi cảm thấy quá kiệt sức.
  • Từ chối những việc bạn không muốn làm giúp tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động quan trọng hơn.
  • Gặp gỡ bạn bè, giúp tinh thần được cải thiện.
  • Tập các bài kỹ thuật thư giãn, bài tập hô hấp và cách tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
  • Cân nhắc sử dụng châm cứu, kiểm soát tốt hơn tình trạng mệt mỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.

5. Đảm bảo giấc ngủ

Người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ do đau, khó thở, lo lắng hoặc trầm cảm. Thậm chí một số loại thuốc cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ. Để duy trì năng lượng cho người bệnh chung ta nên.

  • Cùng họ tập luyện những bài vận động nhẹ nhàng
  • Giảm thiểu hoặc tránh rượu và chất kích thích như caffeine và nicotine cũng như thức ăn cay nóng.
  • Hạn chế xem TV, sử dụng máy tính, điện thoại hoặc tablet trước khi ngủ.
  • Xây dựng một lịch trình chuẩn bị ngủ đều đặn và đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh, tối và thoải mái, với nhiệt độ vừa phải.
  • Thực hành thiền chánh niệm hoặc nghe nhạc thư giãn để thả lỏng tinh thần.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên để giảm thiểu các tình trạng triệu chứng, bệnh nhân ung thư phổi cũng có thể xem xét bổ sung K1Fucoidan vào chế độ chăm sóc sức khỏe của mình. 

K1Fucoidan với thành phần chính từ tảo nâu chứa Fucoidan đã được nghiên cứu cho thấy có khả năng hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, giảm viêm và thúc đẩy sự phục hồi cơ thể sau điều trị ung thư. Điều này không những giúp cải thiện chất lượng cuộc sống giúp bệnh nhân có thêm năng lượng và tinh thần lạc quan trong quá trình điều trị và phục hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *