1. Tìm hiểu chung về bệnh u lympho
Một người bình thường, số lượng hạch bạch huyết hay hạch lympho có thể lên đến 500 – 600 hạch, xuất hiện hầu như khắp cơ thể. Hạch lympho tham gia đắc lực vào hoạt động của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể tiêu diệt các tác nhân lạ gây bệnh. U lympho hình thành khi các tế bào bạch huyết phát triển một cách mất kiểm soát.
Phân loại u lympho
U lympho được chia thành 2 loại:
- U lympho Hodgkin: Là những khối u ác tính hình thành do tế bào bạch huyết phát triển quá mức trong hệ thống lưới lympho tại chỗ và những cơ quan khác như gan, lách, tủy xương, chiếm khoảng 20%. Với những trường hợp này, nếu áp dụng các biện pháp điều trị u lympho sớm và kịp thời thì tỷ lệ thành công khá cao.
- U lympho không Hodgkin: Được xem vào nhóm không đồng nhất khi các tế bạch bạch huyết tăng sinh dưới hạch lympho hoặc một số cơ quan khác, chiếm khoảng 80%, thường gặp ở người lớn tuổi. Loại này được chia thành 2 nhóm là u lympho B hoặc u lympho T.
U lympho là một loại máu nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh
Triệu chứng
Tùy theo từng khu vực hình thành khối u mà triệu chứng có thể thay đổi. Thời gian đầu, hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn. Một số triệu chứng đặc trưng mà bạn cần lưu ý khi bị u hạch bạch huyết là:
- Nổi hạch ngoại vi tại các vị trí như bẹn, nách, cổ, không đau, có xu hướng lớn dần dẫn đến chèn ép các cơ quan lân cận. Triệu chứng này rất phổ biến với những trường hợp u lympho không Hodgkin.
- Dù ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không muốn vận động và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân là biểu hiện mà hầu hết bệnh nhân bị u lympho đều gặp phải.
Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như đổ mồ hôi nhiều về đêm, thân nhiệt tăng dẫn đến sốt liên tục khi hạch phát triển, u lympho chèn ép gan, mật thường gây vàng da, ngứa vùng ngực, thiếu máu, ăn uống kém, chướng bụng, thần kinh,…
Người bị u lympho thường xuyên thấy mệt mỏi kể cả khi đang nghỉ ngơi
2. Các phương pháp điều trị lympho
Tùy theo mức độ phát triển và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp. Phương pháp điều trị u lympho Hodgkin và không Hodgkin tương tự nhau ở một số khía cạnh, bác sĩ sẽ dựa vào vị trí, giai đoạn, tính chất khối u, thể trạng người bệnh để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Những phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay bao gồm:
Hoá Trị
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc theo các con đường khác nhau như uống, tiêm tĩnh mạch,… nhằm tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời ngăn khối u phát triển. Hóa trị có thể áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với những phương pháp điều trị u lympho khác để tăng hiệu quả.
Xạ trị
Khi các tế bào ung thư phát triển và có xu hướng xâm lấn sang các cơ quan trong cơ thể nhưng những phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành xạ trị. Tế bào ung thư sẽ được tiêu diệt bởi chùm tia phóng xạ ion hóa.
Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị dựa theo mức độ phát triển của khối u lympho
Liệu pháp miễn dịch
Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ chức năng miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ các tế bào gây hại, giúp người bệnh kéo dài sự sống. Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị u lympho tốt nhất.
Liệu pháp trúng đích
Liệu pháp trúng đích là phương pháp sử dụng thuốc tấn công chuyên biệt đến khối u lympho để hạn chế sự phát triển, tăng sinh và xâm lấn. Những trường hợp khối u phát triển quá mức và di căn nhiều cơ quan thường sẽ được chỉ định thực hiện liệu pháp trúng đích kết hợp hóa trị.
Ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc hay ghép tủy xương được thực hiện đồng thời với hóa trị. Mục đích chính là tái thiết tế bào mới. Người bệnh có thể ghép tế bào gốc tự thân hoặc tế bào được nhận từ người thân tương thích.
Tất cả các phương pháp điều trị u lympho hiện nay đều phải được thực hiện khi có chỉ định, giám sát và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, u lympho rất nhạy cảm với biện pháp hóa trị nên người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Việc chẩn đoán và điều trị các khối u lympho rất phức tạp nên khi có những triệu chứng nghi ngờ, tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện sớm và lên phương án chữa bệnh tốt nhất.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa sự hình thành cũng như hỗ trợ điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp, hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nếu do tính chất công việc thì cần phải có đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho bản thân, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để tránh các bệnh lây nhiễm nguy hiểm, tiêm phòng viêm gan B và thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.